Những nội dung ngữ pháp tiếng Anh quan trọng trong kỳ thi THPT
Kiến thức ngữ pháp tiếng Anh là nội dung quan trọng hàng đầu trong các kỳ thi chuyển cấp, tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào Đại học. Như vậy, để nắm vững kiến thức và đạt được kết quả cao trong kỳ thi này, học sinh cần tập trung ôn luyện phần nội dung ngữ pháp trong chương trình học. Trong bài viết này, Tiếng Anh Thầy Lâm – LAMASTER sẽ tổng hợp cho các em một số trọng điểm ôn tập ngữ pháp để chuẩn bị tốt cho bài thi THPT Quốc gia.
- Các thì trong tiếng Anh
- Danh động từ (Gerund) và Động từ nguyên mẫu (Infinitives)
- Các dạng câu so sánh
- Kết luận
1. Các thì trong tiếng Anh
Kiến thức ngữ pháp về các thì trong tiếng Anh là phần trọng tâm được ôn tập xuyên suốt từ Tiểu học đến THPT của học sinh. Vì vậy, đây là nội dung quan trọng hàng đầu và không thể thiếu trong Kỳ thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh. Dưới đây là tổng hợp định nghĩa của 12 thì trong tiếng Anh:
Thì hiện tại đơn (Present simple)
Diễn tả một sự việc, một hành động lặp đi lặp lại theo thói quen, phong tục, khả năng hay một sự thật hiển nhiên.
Thì hiện tại tiếp diễn (Present continuous tense)
Diễn tả một hành động xảy ra vào thời điểm hiện tại, đang diễn ra và kéo dài ở hiện tại.
Thì hiện tại hoàn thành (Present perfect tense)
Diễn tả một hành động, sự việc đã bắt đầu từ trong quá khứ kéo dài đến hiện tại và có thể tiếp diễn trong tương lai.
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn (Present perfect continuous tense)
Diễn tả sự việc bắt đầu trong quá khứ và còn tiếp tục ở hiện tại, có thể tiếp diễn trong tương lai hay sự việc đã kết thúc nhưng ảnh hưởng kết quả còn lưu lại ở hiện tại.
Thì quá khứ đơn (Past simple tense)
Diễn tả một hành động, sự việc diễn ra và đã kết thúc trong quá khứ.
Thì quá khứ tiếp diễn (Past continuous tense)
Diễn tả một hành động, sự việc đang diễn ra xung quanh một thời điểm trong quá khứ.
Thì quá khứ hoàn thành (Past perfect tense)
Diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ. Hành động xảy ra trước thì dùng thì quá khứ hoàn thành, còn hành động xảy ra sau thì dùng thì quá khứ đơn.
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Past perfect continuous tense)
Diễn tả quá trình xảy ra một hành động bắt đầu trước một hành động khác đã xảy ra trong quá khứ. Thì này thường chỉ dùng lúc cần diễn đạt tính chính xác của hành động.
Thì tương lai đơn (Simple future tense)
Diễn tả một hành động không có dự định trước và được quyết định ngay tại thời điểm nói.
Thì tương lai tiếp diễn (Future continuous tense)
Diễn tả một hành động, sự việc sẽ diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.
Thì tương lai hoàn thành (Future perfect tense)
Diễn tả một hành động sự việc hoàn thành trước một thời điểm trong tương lai.
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn (Future perfect continuous tense)
Diễn tả một hành động đã xảy ra cho tới thời điểm nói trong tương lai.
Bên cạnh định nghĩa, các em cần nắm rõ cấu trúc, cách dùng và dấu hiệu nhận biết của các thì để sử dụng sao cho nhuần nhuyễn và thành thạo nhất.
2. Danh động từ (Gerund) và Động từ nguyên mẫu (Infinitives)
Trong tiếng Anh, danh động từ (gerund) và động từ nguyên mẫu (infinitives) là hai dạng từ thường gặp nhất trong các bài thi Tiếng Anh và cả trong giao tiếp. Ngoài ra,nội dung kiến thức này cũng khiến cho nhiều học sinh thường nhầm lẫn khi sử dụng.
2.1 Danh động từ (Gerund)
Danh động từ (Gerund) là danh từ được hình thành bằng cách thêm đuôi “ing” vào động từ.
Eg: coming, building, teaching…
Danh động từ được xuất hiện trong câu nhằm mục đích:
Làm chủ ngữ trong câu.
Ví dụ: Reading helps you improve your vocabulary. (Đọc giúp bạn nâng cao vốn từ của bản thân).
Làm bổ ngữ cho động từ.
Ví dụ: “My favorite hobby is collecting stamps.” (Sở thích của tôi là sưu tầm tem.)
Làm tân ngữ của động từ.
Ví dụ: “He likes jogging”. (Anh ấy thích đi bộ).
Dùng sau giới từ (on, in, by, at…) và liên từ (after, before, when, while…)
Ví dụ: “While waiting for his friend, he had a sandwich”. (Trong lúc chờ đợi bạn mình, anh ấy đã ăn 1 chiếc bánh kẹp).
Dùng sau một số động từ và cụm động từ sau:
enjoy, avoid, admit, appreciate, mind, finish, practice, advise, suggest, recommend, postpone, delay, consider, hate, like, love, deny, detest, keep, miss, imagine, mention, risk, recall, risk, quiet, waste (time), forbid, permit, resent, escape, can’t’ help, can’t bear / can’t stand, be used to, get used to, look forward to, it’s no use / it’s no good, be busy, be worth…
Ví dụ: “He admitted cheating on me”. (Anh ta thừa nhận đã lừa dối tôi).
2.2 Động từ nguyên mẫu (Infinitives)
Trong khi đó, có 2 loại động từ nguyên mẫu: Động từ nguyên mẫu có “to” (to infinitives) và Động từ nguyên dạng không “to” (bare infinitives).
2.2.1 Động từ nguyên mẫu có “to”:
Làm chủ ngữ trong câu.
Ví dụ: “To get scholarship is very important to me”. (Việc đạt được học bổng rất quan trọng với tôi).
Làm bổ ngữ cho động từ.
Ví dụ: “The last thing he can do is to lie to me”. (Điều cuối cùng anh ta có thể làm là nói dối tôi).
Làm tân ngữ cho động từ, tính từ.
Ví dụ: “She refused to attend this class.” (Cô ấy từ chối tham gia buổi học này).
Đứng sau một số từ để hỏi (trừ Why).
Ví dụ: “I try to learn how to apologize”. (Tôi cố gắng học cách xin lỗi).
Đứng sau một số động từ:
Agree , aim, arrange, attempt, care, choose, appear, afford, ask, demand, expect, hesitate, intend, invite, want, wish, hope, promise, decide, start, learn, fail, plan, manage, pretend, remind, persuade, encourage, force, order, urge, seem, tend, threaten, wait, intend, mean, happen, manage, …
Ví dụ: “She decided to take a bus to come to her office”. (Cô ấy quyết định bắt một chiếc xe buýt tới cơ quan mình).
2.2.2 Động từ nguyên mẫu không “to”:
Dùng sau các động từ khuyết thiếu.
Ví dụ: I can speak Japanese. (Tôi có thể nói tiếng Nhật.)
– Chú ý: khuyết thiếu ought to V.
Eg: We ought to work hard at this time of the year. (Chúng ta phải làm việc chăm chỉ vào thời điểm này trong năm).
Dùng trong thể mệnh lệnh thức.
Eg: Look at the picture and answer the questions. (Hãy nhìn vào bức tranh kia và trả lời câu hỏi).
Dùng trong một số cấu trúc.
would rather, had better TO và have sb, let sb, make sb + V.
Eg: His girlfriend made him repeat the whole story. (Bạn gái của anh ấy bắt anh ta nhắc lại toàn bộ câu chuyện).
3. Các dạng câu so sánh
Các dạng câu so sánh thường gặp mà học sinh cấp 3 cần chú trọng bao gồm:
So sánh bằng:
Chỉ ra quan hệ tương đồng hoặc ngang bằng nhau giữa hai đối tượng nhất định.
(+) S1 + V + as + adj/adv + as + S2
Ví dụ: “She is as tall as I am”. (Cô ấy cao bằng tôi).
(-) S1 + to be + not + as + adj + as + S2/ S1 + do/does not + V + as + adv + S2
Ví dụ: “She does not run as fast as him”. (Cô ấy không chạy nhanh bằng anh ta)
So sánh hơn:
So sánh hơn bao gồm hai dạng: so sánh với tính từ/trạng từ ngắn và tính từ/trạng từ dài
Với tính từ/trạng từ ngắn:
S1 + V + adj-er + than + S2
Ví dụ: “Today is hotter than yesterday.” (Thời tiết hôm nay nóng hơn so với hôm qua).
Với tính từ/trạng từ dài:
S1 + V + more + adj + than + S2
Ví dụ: “She drives more carefully than I do.” (Cô ấy lái xe cẩn thận hơn tôi).
So sánh kém:
S1 + V + less + adj/adv + than + S2
Ví dụ: “She is less interesting than he is”. (Cô ấy kém thú vị hơn anh ta).
4. Kết luận
Trên đây là tổng hợp ba trong số kiến thức ngữ pháp quan trọng của chương trình THPT. Hãy dành thời gian ôn tập thật kỹ phần nội dung ngữ pháp cơ bản để nắm để nắm vững và sử dụng chúng sao cho thành thạo. Thông qua bài chia sẻ kiến thức này, Tiếng Anh Thầy Lâm tin rằng, bạn sẽ dễ dàng chinh phục ngữ pháp tiếng Anh.
Hiện tại, Tiếng Anh Thầy Lâm – LAMASTER có những lớp chuyên luyện thi THPT. Nếu quý phụ huynh hay các bạn học sinh có nhu cầu đăng ký tham gia lớp học, xin vui lòng liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn lộ trình ôn tập miễn phí!
—
TRUNG TÂM ANH NGỮ LAMASTER
?Add: Tầng 2, Tòa T7, Times City, 458 Minh Khai, Hà Nội
?Hotline: 096 224 5050 / 096 224 7070
?Email: admin@lamaster.vn
?Website: www.lamaster.vn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!