Những lưu ý khi cho trẻ học song ngữ từ sớm

Học thêm nhiều ngôn ngữ sẽ mang lại cho trẻ nhiều lợi ích về tư duy cũng như khả năng tiếp cận thông tin đa dạng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bậc phụ huynh còn băn khoăn trong việc nên hay không cho con học song ngữ từ sớm. Hiểu được điều đó, LAMASTER xin được giải đáp những thắc mắc cơ bản của cha mẹ về vấn đề này. 

1. Thế nào là trẻ song ngữ và trẻ học ngoại ngữ?

Trẻ song ngữ là trẻ có bố hoặc mẹ là người nước ngoài và người còn lại là người Việt Nam. Những trẻ song ngữ được tiếp xúc với cả 2 ngôn ngữ cùng một lúc ngay từ khi mới chào đời. Những bạn nhỏ này rất thoải mái khi sử dụng 2 ngôn ngữ song song nhau trong giao tiếp hằng ngày. Còn đa số ở Việt Nam là trường hợp thứ hai, đó là những đứa trẻ học ngôn ngữ. Nghĩa là vào độ tuổi nhất định, các bé được học thêm ngôn ngữ nữa phục vụ mục đích học tập, giao tiếp.

Với 2 nhóm này thì mức độ tiếp cận là khác nhau. Ngoại ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ và chúng ta học ngoại ngữ là để sử dụng trong những ngữ cảnh nhất định, trong công việc và trong giao tiếp, chỉ những lúc cần. Còn ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ gần như sử dụng như tiếng mẹ đẻ, sử dụng hằng ngày, thông dụng và thường xuyên. Nếu để học tiếng Anh như một ngoại ngữ, tốt nhất nên bắt đầu khi các con vào Tiểu học (5-6 tuổi). Khi đó, vốn tiếng Việt đã vững, có nền tảng ổn định rồi, nên sẽ là lúc thích hợp để học tiếng Anh. 

2. Trẻ chỉ học được song ngữ khi thật sự thông minh?

Thực tế đã chứng minh rằng không phải thông minh mới có thể học nhiều ngôn ngữ một lúc. 

Từ khi mới chào đời, trẻ đã có khả năng tiếp xúc với thế giới và sẵn sàng học hỏi. Đặc biệt, trẻ được tiếp xúc với ngoại ngữ sớm sẽ kích thích não bộ phát triển và mở ra nhiều khả năng tiếp nhận thông tin tốt hơn. 

3. Liệu học nhiều ngôn ngữ từ sớm có làm con bị “loạn ngữ”?

Nhiều phụ huynh thường lo lắng rằng cho trẻ học song ngữ sẽ khiến con bị nhầm lẫn và rối loạn trong việc sử dụng chúng. Tuy nhiên, não bộ của trẻ từ khi con nhỏ đã có khả năng phân biệt và xử lý nhiều ngôn ngữ cùng một lúc. Giống như những gia đình đa ngôn ngữ, việc học song ngữ sẽ không ảnh hưởng đến tiếng mẹ đẻ của bé. 

Ngược lại, học ngoại ngữ từ sớm còn có tác dụng kích thích não bộ của con phát triển tốt hơn. Nếu cho con tiếp xúc với ngoại ngữ sớm hơn, tức là các giác quan được tiếp xúc với âm thanh, với thế giới bên ngoài nhiều hơn. Từ đó, con được học ngôn ngữ nhanh hơn, mở ra nhiều khả năng tiếp nhận thông tin của não bộ hơn. Khi sở hữu cho mình nguồn thông tin tốt hơn, các con sau này tiếp cận với xã hội cũng rất thuận lợi.

4. Nếu bố mẹ không giỏi ngoại ngữ có dạy bé song ngữ được không?

Trên thực tế, đây không phải là vấn đề lớn. Điều quan trọng là bố mẹ luôn đồng hành và tạo cho con môi trường được tiếp cận với ngôn ngữ. Cả nhà có thể cùng nhau nghe bản tin, xem hoạt hình, nghe nhạc bằng ngoại ngữ để con được áp dụng phương pháp nghe thụ động. Đó là cách bố mẹ đã chủ động trao cho con cơ hội để phát triển khả năng ngoại ngữ của mình.  

Bố mẹ không tự tin về khả năng tiếng Anh của mình không có nghĩa là không thể học cùng con. Cả gia đình có thể mở video bài hát hoặc phim cho con xem. Quan trọng là tạo điều kiện tốt nhất để con nghe vô thức – hình thức nghe tự nhiên phù hợp với con trong độ tuổi từ 0-3 tuổi có thể áp dụng. Bật bất kỳ lúc nào trong ngày, có thể lúc con ngủ dậy, nằm chơi hoặc là khi tắm. 

Còn nghe có chủ đích khi con bắt đầu bập bẹ biết nói chính là lúc quá trình tiếp nhận ngôn ngữ của con chuyển sang giai đoạn mới. Lúc này thì ba mẹ có thể cho con nghe các bài hát tiếng Anh đơn giản, các chủ đề về bộ phận cơ thể, về động vật, màu sắc. Khi các con đã lớn hơn thì bố mẹ có thể trò chuyện bằng một số mẫu câu đơn giản như “are you hungry?”. Một bí kíp nữa nếu bố mẹ không tự tin vào khả năng phát âm thì có thể sử dụng các thiết bị thông minh để hỗ trợ. 

5. Kết luận

Trong quá trình phát triển của trẻ, dù là song ngữ hay ngoại ngữ, sự đồng hành của phụ huynh vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy, ba mẹ hãy dành thời gian cùng con luyện tập và trau dồi mỗi ngày để sớm đạt được mục tiêu đã đề ra nhé.

Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo cuốn “Papa’s here” do thầy Ngọc Lâm viết và biên soạn. Đây là cuốn sách chia sẻ hành trình đồng hành cùng con chinh phục tiếng Anh của một ông bố Việt. Thông tin sách xem tại: https://bit.ly/3PDduPF 

Quý phụ huynh đừng quên theo dõi trang web để đón đọc những bài viết bổ ích về phương pháp dạy và học tiếng Anh ?

TRUNG TÂM ANH NGỮ LAMASTER 

?Add: Tầng 2, Tòa T7, Times City, 458 Minh Khai, Hà Nội 

?Hotline: 096 224 5050 / 096 224 7070 

?Email: admin@lamaster.vn 

?Website: www.lamaster.vn

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *