NETWORKING – CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CHO CON

“Mẹ ơi, ở lớp con không có bạn”

 
? Con không hòa nhập được với các bạn – có lẽ là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ. Vậy cha mẹ nên làm gì để giúp con vượt qua quãng thời gian khó khăn này? Chìa khóa mở cánh cửa tăm tối này chính là Networking – kỹ năng xây dựng và quản lý các mối quan hệ.
 
? Networking là gì?
Networking là kỹ năng thiết lập và xây dựng mạng lưới mối quan hệ. Trong cuộc sống cũng như trong công việc, học tập, networking xuất hiện dưới nhiều hình thức, xảy ra một cách thường xuyên và rất có thể các con đang networking mà không nhận ra. Chẳng hạn ngày đầu tiên đi học cấp 2 hoặc tham dự một khóa học Trại hè Quốc tế, gặp một người bạn hồi mẫu giáo, đến thăm cô giáo dạy con hồi tiểu học,… là những tình huống networking thường gặp.
 
? Vì sao con cần luyện tập kỹ năng Networking?
Networking được đánh giá là một trong những kỹ năng sống cần thiết và quan trọng. Cuộc sống luôn tồn tại các mối quan hệ ràng buộc các cá nhân với nhau. Trong học tập lẫn cuộc sống, sẽ có những lúc con gặp khó khăn, sự cố đột xuất hoặc cần sự hỗ trợ từ ai đó. Con không thể một mình giải quyết mọi vấn đề xảy ra với bản thân, gia đình mà không cần đến sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Có những mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh sẽ giúp con nhanh chóng tìm được giải pháp xử lý vấn đề khó khăn mà con gặp phải trong cuộc sống.
 
? Dạy con Networking – kỹ năng xây dựng và quản lý các mối quan hệ!
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân là một mắt xích của nhiều mối quan hệ khác nhau. Để có thể hòa nhập và phát triển, mỗi cá nhân phải không ngừng củng cố những mối quan hệ sẵn có và mở rộng nhiều mối quan hệ mới mẻ. Để làm tốt được việc đó, các con cần phải rèn luyện lâu dài để thiết lập được một mạng lưới (network) những mối quan hệ. Cha mẹ có thể hướng dẫn con bắt đầu hình thành kỹ năng Networking bằng một vài gợi ý hữu ích sau.
 
CHỦ ĐỘNG KẾT GIAO:
Thử thách đầu tiên và cũng là bước đi vô cùng quan trọng đó là chủ động kết giao, mở rộng các mối quan hệ. Con cần tập cho mình cách bắt chuyện, chủ động làm quen, tự giới thiệu bản thân khi bước vào một môi trường mới. Con hãy chân thành kết giao, trò chuyện với tất cả các bạn trong lớp nhiều nhất có thể. Việc bỏ túi cho mình những thông tin mới mẻ về âm nhạc, phim ảnh, thời trang sẽ giúp con dễ dàng hơn trong việc bắt chuyện với các bạn mới. Ấn tượng đầu tiên chắc chắn đóng một vai trò thiết yếu để người khác quyết định có kết giao với con hay không. Vì vậy, con cần tích cực trau dồi năng lực cá nhân, từ phong thái thân thiện, tự tin đến trình độ học tập, hiểu biết. Biết cách thể hiện năng lực cá nhân là chìa khoá để có thể kết giao nhanh chóng. Không chỉ bạn bè mà thầy cô cũng muốn trở nên thân thiết hơn với con nếu con là một học sinh hòa đồng, thân thiện và tài năng.
 
DUY TRÌ MỐI QUAN HỆ:
Sau khi chủ động kết giao với nhiều bạn nhất có thể, con cần sàng lọc và xác định tiếp xem ai là người mà con muốn trở nên thân thiết hơn. Từ đó, con hãy thể hiện sự quan tâm, dành thời gian để giao lưu và tìm hiểu về những sở thích cá nhân của bạn ấy. Đây là bước mà con cần dùng thời gian và sự kiên nhẫn của mình để hình thành và phát triển. Hãy tập thói quen thường xuyên liên lạc, chủ động chào hỏi trước và đề nghị được giúp đỡ người khác. Con có thể mời bạn đến nhà để cùng học tập, rủ bạn cùng đến thư viện đọc sách, hay chủ động giảng cho bạn một bài toán mà bạn không hiểu,.. Đối với thầy cô cũng vậy, hãy chủ động chào hỏi nếu con vô tình gặp thầy cô ở ngoài đường, hỏi thăm nếu con thấy thầy cô mệt mỏi sau những giờ dạy học,…
 
NUÔI DƯỠNG:
Chỉ liên hệ với người khác khi con cần sự giúp đỡ của họ là điều không nên. Các mối quan hệ cần được nuôi dưỡng, vun đắp từng ngày. Để làm được điều đó, con cần hình thành cho mình những thói quen đáng quý sau:
Học cách cho đi: Sẵn sàng giúp đỡ mà không vì mục đích được nhận lại.
Đối xử với mọi người công bằng
Biết nói cảm ơn khi được nhận sự giúp đỡ
Cùng học hỏi: Tạo và phát triển điểm chung
Cùng hành động: Biết giữ lời hứa, tạo và phát triển niềm tin
 
KHAI THÁC, CHIA SẺ CÁC MỐI QUAN HỆ:
Cha mẹ có thể khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa để mở rộng, khai thác và chia sẻ các mối quan hệ. Tiếp xúc với những người bạn mới, môi trường mới là một thử thách đồng thời cũng là một cơ hội vàng để con trau dồi kỹ năng Networking của mình. Thử thách càng cam go, thành quả đạt được lại càng ngọt ngào. Trại hè Quốc tế có lẽ là một môi trường hoàn hảo để con tự do phát triển kỹ năng Networking. Tham gia vào một môi trường thân thiện, năng động với những người bạn mới, thầy cô mới sẽ là một đòn bẩy thúc đẩy con giao lưu và học hỏi. Bên cạnh đó, thầy Ngọc Lâm – trưởng đoàn sẽ luôn đồng hành, giúp đỡ các con trong suốt quá trình trải nghiệm và học tập tại nước ngoài.
 
Mời quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo các khóa Trại hè Quốc tế 2020 do Lamaster tổ chức:
? Trại hè Singapore 2020 (1 tuần): https://bit.ly/2Nyblq1
? Trại hè Singapore 2020 (2 tuần): https://bit.ly/2r464ij
? Trại hè Tokyo, Nhật Bản 2020: https://bit.ly/2pDCVKe
? Trại hè Quốc tế London 2020: https://bit.ly/3216SRH
—————
“???????? – ??̃? ??̃? ???̣? ??̛̉? ???̛?̛̀? ???? ??́??”
? Add: Tầng 2, Tòa T7, Times City, 458 Minh Khai, Hà Nội
? Hotline: 096 224 5050 – 096 224 7070
? Email: admin@lamaster.vn
? Website: www.lamaster.vn
? Trại hè Quốc tế Lamaster: https://lamaster.vn/traihequocte/
0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *