HỌC TRÒ CẦN GÌ NHẤT Ở NGƯỜI THẦY?

??? “The mediocre teacher tells. The good teacher explains. The superior teacher demonstrates. The great teacher inspires” – William Arthur Ward

HỌC TRÒ CẦN GÌ NHẤT Ở NGƯỜI THẦY?

Sẽ là sai lầm nếu cho nhà giáo chỉ là người dạy chữ – theo nghĩa là người truyền đạt kiến thức. Dù đây là nghĩa vụ cơ bản của nhà giáo nhưng nếu chỉ làm tròn vai, điều đó có được coi là một người thầy vĩ đại?

“Truyền cảm hứng” cho học trò có nghĩa là không chỉ truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm thông thường mà ở mức cao nhất là truyền ngọn lửa đam mê học tập cho các học trò để các em tiếp tục tự học thêm, tự hoàn thiện mình trong suốt cuộc đời. Một cách khái quát, có thể nói: Nhiệm vụ và sứ mệnh quan trọng, cao cả nhất và cũng là khó khăn nhất của giáo dục và nhà giáo là “truyền cảm hứng” cho học trò, cho người học, làm sao biến được giáo dục thành tự giáo dục, học thành tự học. Như vậy, quan trọng nhất là người thầy phải dạy cho học trò và học trò phải học được cách tự học suốt đời.

Trên thực tế, có không ít nhà giáo đã làm được việc mà ta có thể gọi là “truyền cảm hứng” cho người học. Chẳng hạn, nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký là một người như vậy. Chính tấm gương vượt khó đã thúc đẩy hàng vạn người được học thầy và hàng triệu người khác nỗ lực hơn, phấn đấu nhiều hơn trên con đường học vấn.

Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta ai cũng có những kỷ niệm không thể quên về một số ít những thầy, cô của mình, có thể ở bậc phổ thông, đại học hoặc sau đại học. Những người đó không chỉ dạy chúng ta những kiến thức sách vở, mà còn dạy cho chúng ta biết những điều mới lạ, về cuộc sống xã hội, về thiên nhiên, về vũ trụ rộng lớn và sâu thẳm về con người, về đối nhân xử thế. Đấy là những người, cùng với cha mẹ mình, dạy cho chúng ta trở thành một con người có giáo dục, một con người tử tế và gửi gắm nơi ta niềm đam mê học tập, học làm con ngoan, học làm người tốt.

Nói thì dễ, nhưng làm lại thật khó, nhất là khi chúng ta đang làm quen với cơ chế thị trường hiện nay. Bố, mẹ, thầy cô và xã hội chăm lo, dạy dỗ và kỳ vọng nhiều ở chúng ta, nhưng học để trở thành một con người tử tế theo nghĩa đầy đặn của từ này sao mà khó đến thế. Thì ra, những thầy cô hiếm hoi không chỉ dạy chúng ta khi còn trong nhà trường mà còn rèn cho chúng ta đủ nghị lực để tiếp tục tự học suốt đời, tự hoàn chỉnh mình thành con người tử tế, có ích cho xã hội. Các khái niệm “tự học” (self-learning) và “học suốt đời” (lifelong learning) cũng đã được UNESCO đưa ra năm 1996 trong Báo cáo Delors và cần phải được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa đầy đủ của nó, tức là không chỉ tiếp tục học kiến thức mà cả văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống… trong suốt cuộc đời.

Tại Lamaster, các thầy cô giáo luôn mang theo mình một tôn chỉ “Mãi mãi ngọn lửa người truyền cảm hứng”. Ấy chính vì thế, với các em học sinh, việc đến lớp mỗi ngày cũng giống như một niềm vui nhỏ: “Ba ơi, hôm nay con được đi học lớp thầy Lâm thích lắm” – “Mẹ à, con chỉ mong đến giờ học của thầy Hoàng để học với thầy thôi” – “Càng học con càng thấy yêu mến cô Khanh, thầy Dũng, cô Hằng Nga” …
Từ những câu nói đó, các bậc ba mẹ cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn, tin tưởng hơn. Và chắc chắn, đối với những người thầy tại Lamaster, đây chính là những điều vô giá – Những điều giúp chúng tôi luôn giữ được nhiệt huyết khi giảng dạy, nở một nụ cười tươi mỗi khi đến lớp, truyền đạt những kiến thức bổ ích, trò chuyện, sẻ chia với các em học sinh … Và quan trọng hơn cả, là luôn giữ được ngọn lửa của người thầy truyền cảm hứng. ❤️❤️❤️
———

“LAMASTER – Mãi mãi ngọn lửa người truyền cảm hứng”

 Add: Tầng 2, Tòa T7, Times City, 458 Minh Khai, Hà Nội
Hotline: 096 224 5050 – 096 224 7070
Email: admin@lamaster.vn
Website: www.lamaster.vn
Trại hè Quốc tế Lamaster: https://lamaster.vn/traihequocte/

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *